Cốc bí đao có tác dụng giảm nhiệt và xua tan sự mệt mỏi. Sau khi rửa sạch bí đao, loại bỏ cùi và múc ruột ra, để lại một khoảng trống bên trong. Dùng dao làm bếp chạm khắc hình hoa lá, chim chóc, côn trùng và cá lên trên còn thể hiện đẳng cấp phi thường của món ăn.
Cắt cùi bí đao rỗng thành từng miếng, trộn với thịt gà, sau đó cho nấm, sò điệp, giăm bông, tôm khô và các nguyên liệu đã xào thơm lên vào rồi cho vào nồi đun trên lửa nhỏ, không cần thêm muối vào, chỉ như vậy hương vị đã đủ ngon rồi. Sau khi hầm xong, cho thêm bào ngư, tôm tươi, hải sản và súp gà vào cốc bí đao, cho vào nồi hấp chín dưới nền nhiệt lớn, hấp thịt trong cốc bí đao cho đến khi hơi trong suốt là có ngay một bát súp đậm đặc thơm ngon, lấy ra khỏi nồi là có thể ăn được rồi.
Món ăn vừa đẹp lại vừa ngon, hương vị nhẹ nhàng kết hợp giữa vị mặn với vị thanh mát, béo ngậy tự nhiên của bí đao, xương gà hầm mềm, thịt tan chảy ngay trong miệng, những sợi thịt heo được bao bọc bởi vị ngon tuyệt đỉnh của hải sản vừa ngon ngọt lai thơm dai, dùng đũa gắp miếng dưa lạnh ăn kèm, món dưa lạnh thường nhạt nhẽo nhưng khi kết hợp vị thịt thơm ngon khiến người ta muốn dừng lại cũng không được.
Những người lớn tuổi trong bàn, từ bà nội Kiều cho đến hai vợ chồng nhà họ Kiều đều hết lời khen ngợi.
Diệp Tuyền khắc ra các hình thù khác nhau cho cốc bí đao, nào là ngũ phúc, lộc, trường thọ, cá chép, cá koi, gặp gỡ trên cầu Hỉ Thước... có đủ loại hình chạm khắc tượng trưng cho sự tốt lành lại vô cùng đẹp mắt. Hạ Quốc có truyền thống lâu đời, yến tiệc của hoàng tộc không cần phải có các quy định cụ thể hay dựa trên địa vị của thực khách mà chỉ xem xét đến chạm khắc hình dáng của mỗi quả bí đao khác nhau là được.
Nạp thêm điểm qua Paypal 👉 Click vào đây
Nạp thêm điểm qua Thẻ cào 👉 Click vào đây