Có một số chuyện đại để là khó mà cân nhắc kỹ càng hoặc liên tưởng. Bất kể sự thật có đúng như những gì Lục Trần nghĩ hay không, nhưng khi hắn liên tưởng pho tượng hình thù kỳ lạ, đầu đội trời trước mặt này với tượng thần Bạch Hổ mà trước đây hắn từng nhìn thấy trên mặt đất Tiên thành, ngay lập tức hắn cảm giác hình như đầy rẫy điểm tương đồng.
Tượng thần Bạch Hổ trong Tiên thành cao lớn uy vũ, khí thế hùng hồn, đã đủ khiến bao người chấn động. Ngày đó khi nhìn thấy nó, Lục Trần cũng thầm tán dương trong bụng, đồng thời tự đáy lòng cũng có cảm giác hoài cổ như nhiều người, thực sự không biết chủng tộc nào của thời cổ mới có thể tạo nên pho tượng to lớn như vậy.
Bây giờ nhớ lại, Lục Trần liền nhớ ra nhiều chi tiết hơn, tuy ấn tượng ban đầu khi ấy chỉ là pho tượng thần Bạch Hổ đó đầy khí thế uy mãnh, nhưng trên thực tế, nửa thân dưới của pho tượng cũng không hề đứng thẳng. Lục Trần suy nghĩ kỹ lại, sau đó xác định đúng là mình chưa nhìn thấy chân của tượng thần Bạch Hổ.
Trong tình huống đó, đa số mọi người đều nghĩ con Bạch Hổ này là ngọa hổ, là một bức tượng mãnh hổ nằm sấp trên mặt đất nhưng khí thế vẫn vô song. Cho dù không nhìn thấy tứ chi, cũng cho rằng là do thủ pháp điêu khắc, chứ không hề để ý nhiều. Song giờ đây đứng trong tòa thành dưới lòng đất này, nhìn cảnh tượng trước mắt mình, Lục Trần lại phát hiện có thể rất nhiều người ở Tiên thành đều nhầm rồi.
Sâu dưới lòng đất, còn có một nửa khác của tượng thần Bạch Hổ đang ở đây.
Nạp thêm điểm qua Paypal 👉 Click vào đây
Nạp thêm điểm qua Thẻ cào 👉 Click vào đây