Cơn đau của chọc tủy xương là gì?
Nói như vậy, bất kỳ mũi tiêm nào xuyên qua da đều gây đau đớn, đây là điều thứ nhất. Tiếp theo, dây thần kinh của xương chủ yếu phân bố ở màng xương, khi kim đâm vào màng xương, bệnh nhân chắc chắn sẽ cảm thấy đau. Hai điều trên, trước khi làm thủ thuật, bác sĩ gây tê tại chỗ cho bệnh nhân, tiêm thuốc tê vào da và màng xương có thể giải quyết vấn đề đau đớn này. Cơn đau thứ ba là cơn đau không thể giải quyết được, là cơn đau do áp suất âm khi rút tủy sau khi kim tiêm vào khoang tủy. Lúc này, để giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân, bác sĩ cần phải rút chậm.
Rút bao nhiêu thì phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Có trường hợp chỉ cần rút 1ml là có thể lấy được tủy, có trường hợp thì không nhất thiết. Nếu chỉ làm tủy đồ thì không cần rút nhiều. Nếu cần làm thêm các xét nghiệm như gen thì cần rút nhiều hơn, dùng ống tiêm lớn, thậm chí dùng ống tiêm 20ml.
Trợ lý đứng đối diện với bác sĩ chọc tủy, hỗ trợ quan sát tình trạng của bệnh nhi, hỗ trợ làm tủy đồ, v.v. Tủy đồ là tủy được rút ra, phết lên lam kính, có phần giống như làm tiêu bản lá cây trong môn sinh học ở trường trung học. Như trường hợp bệnh nhi hôm nay, khi chẩn đoán lần đầu cần làm ít nhất năm lam kính.
Điền bác sĩ nói với các học sinh: “Chọc tủy xương khác với các thủ thuật chọc hút khác, ít nguy hiểm hơn, không cần phải lo lắng.”
Nạp thêm kẹo qua Paypal 👉 Click vào đây
Nạp thêm kẹo qua Thẻ cào 👉 Click vào đây