Ăn sáng xong, mọi người lại đi làm đồng như thường lệ. Tại đầu ruộng, Giang Văn Thanh tình cờ gặp Uông Tuyết.
Uông Tuyết bí mật ghé sát vào Giang Văn Thanh thì thầm:
“Chị Giang ơi, bên chỗ tụi em có một anh thanh niên trí thức muốn đổi măng muối cay của chị đấy, được không?”
“Măng muối của chị ngon đến vậy sao?”
Gần đây, nhà họ Trần cũng không ăn măng muối cay nhiều, bây giờ là mùa dưa chuột.
Giang Văn Thanh vừa muối một vại dưa chuột, cả nhà thấy còn ngon hơn măng muối cay, nên họ đã chuyển sang ăn dưa chuột muối.
Uông Tuyết gật đầu lia lịa: “Ngon lắm! Ngon lắm! Chị ơi, chị không biết thức ăn trong nhà tập thể của tụi em khó ăn cỡ nào đâu! Tối qua, em và Chu Thành Hạ đang ăn thì bị anh ấy nhìn thấy, bọn em đành chia cho anh ấy một miếng. Nghe nói bọn em đổi được ở đội, anh ấy nhờ em hỏi xem có thể đổi thêm không. Anh ấy có đồ để đổi!”
Việc đổi không có vấn đề gì, Giang Văn Thanh bảo Uông Tuyết là trưa sau khi hết việc thì mang hộp cơm đến nhà cô để lấy. Tuy nhiên, cô cũng bảo Uông Tuyết, nếu anh ấy có vé phiếu thì đổi lấy vé sẽ tốt hơn.
Giang Văn Thanh nghĩ hôm nay làm đậu hũ xong cũng sẽ không ăn hết, giá trị vé khác nhau, cô có thể đổi thêm một ít đậu hũ nữa, mà không lo chỉ đổi dưa muối cay sẽ bị thiệt.
Nghe thấy có đậu hũ để đổi, Uông Tuyết liền hồ hởi:
“Em cũng muốn đổi! Em có vé! Cái gì em cũng có vé!”
Giang Văn Thanh cười lắc đầu: “Em nhỏ tiếng chút đi, có phải không muốn ai để ý không?”
Cô nhìn xung quanh, thấy không ai chú ý, liền nói nhỏ hơn:
“Em cũng biết mà, người quê như bọn chị chỉ có thể nhận được phiếu cuối năm. Cả nhà đông người, mấy cái phiếu đó chẳng làm được gì, nên chị muốn lấy vé. Không chỉ đổi dưa muối cay hay đậu hũ, bất cứ cái gì cũng được. Nhưng nếu anh ấy không thích, thì thôi em đừng ép anh ấy. Thực ra cũng chẳng đáng gì đâu, cho anh ấy ăn cũng được.”
Uông Tuyết là người biết suy nghĩ cho người khác.
Nghe Giang Văn Thanh nói vậy, cô nàng gật đầu: “Vậy sau này em sẽ không để ai tìm chị đâu, em sẽ thay chị lo việc này, để tránh rùm beng đến tai đội.”
Cả hai thỏa thuận như vậy, trưa đó Giang Văn Thanh về nhà sớm để kiểm tra đậu hũ.
Đậu hũ đã định hình, thời gian ép vừa đúng, khi cắt một miếng, bóp nhẹ cảm thấy có độ đàn hồi.
Đậu hũ ép xong có thể ăn ngay. Giang Văn Thanh thử một miếng, thấy kết cấu chắc chắn, hương vị đậu rất thơm.
Đậu hũ làm thành công khiến Giang Văn Thanh không kìm nổi cảm giác tự hào.
1 cân đậu nành làm ra 3 cân đậu hũ, cô ước chừng từ 2 cân đậu nành có thể làm ra 5 cân đậu hũ.
Trời nóng, đậu hũ không để qua đêm được, cô tính toán sẽ đổi 1 cân cho Uông Tuyết, phần còn lại chắc chắn không ăn hết vào buổi trưa.
Cô nhanh chóng suy nghĩ và quyết định phần còn lại sẽ được ướp muối, phơi khô làm đậu hũ khô để sau này có thể ăn thêm.
Cô cắt một nửa số đậu hũ định để ăn trưa, trộn với tương ớt để chấm trực tiếp, còn một nửa thì cắt lát, nấu chung với cải trắng.
Cô vừa đậy nắp nồi thì nghe thấy có tiếng động ngoài cổng. Ra ngoài nhìn, quả nhiên là Uông Tuyết mang theo hai hộp cơm.
“Chị đoán chắc là em.”
Uông Tuyết mỉm cười theo cô vào nhà, cô nàng cảm thấy mình càng ngày càng thân thiết với nhà họ Trần.
“Chị Giang ơi, ước gì nhà chị còn anh em trai, chắc chắn em sẽ làm em dâu chị!”
Giang Văn Thanh bật cười: “Vậy em không về thành phố nữa sao?”
Uông Tuyết nói: “Em về chứ! Chẳng qua nhà chị không còn em trai thôi, nếu có thì em sẽ không về đâu...”
Hai người nói cười một lúc, Giang Văn Thanh đã nhanh chóng đóng đầy hai hộp cơm mà Uông Tuyết mang theo.
“Chị cũng lấy một ít dưa chuột muối mới cho anh anh kia, lát nữa chị sẽ đựng đậu hũ vào bát cho em.” Giang Văn Thanh nói.
Cô dẫn Uông Tuyết vào bếp, cắt một miếng đậu hũ và bảo Uông Tuyết thử.
Uông Tuyết cầm miếng đậu hũ, mắt bỗng đỏ hoe, nước mắt chực trào: “Hu hu… chị làm em nhớ nhà quá…”
Giang Văn Thanh giật mình: “Sao tự nhiên lại khóc thế?”
Uông Tuyết nghẹn ngào: “Mẹ em ngày xưa cũng hay mua đậu hũ, rồi lén cắt một miếng cho em. Vừa nãy chị làm em nhớ đến bà ấy…”
Cô nàng vừa nói vừa khóc càng thêm tủi thân, Giang Văn Thanh chỉ biết thở dài bất lực: “Thế thì hay là em coi chị như mẹ đi...”