Thập Niên 70: Nhật Ký Mỹ Thực Ở Nông Thôn

Chương 27: Cái này gọi là gì nhỉ, vô tình xuyên qua, người ta lụm bí kíp còn cô thì lụm được hồng hài nhi?

Chương Trước Chương Tiếp

Trần Thúy Xuân không hài lòng, nhíu mày nhìn hai người: “Hai đứa cũng phải để ý đến tác phong chứ.”

Trần Mộc Văn không vui vì mẹ làm gián đoạn khoảnh khắc thân mật với vợ: “Nhà mình thì phải để ý cái gì?”

Trần Thúy Xuân nói: “Dù là nhà mình nhưng vẫn phải để ý, cửa còn mở thế này, người qua kẻ lại nhìn thấy, ngày mai chuyện của hai đứa sẽ lan khắp đội.”

Trần Mộc Văn làm vẻ như vừa bừng tỉnh, nói: “Con biết rồi, lần sau con sẽ đóng cửa lại.”

Mẹ anh tiện tay cầm lấy cây gậy gỗ bên cạnh, ném về phía anh.

Trần Mộc Văn cười lớn, né tránh.

Giang Văn Thanh đôi lúc cảm thấy anh cũng khá nghịch ngợm, luôn trêu chọc để mẹ tức giận.

Cô cẩn thận nhìn Trần Mộc Văn, thấy nét mặt anh vẫn còn vẻ thanh xuân tươi trẻ.

Năm nay anh mới tròn 18 tuổi vào tháng 9, trong khi Chiêu Đệ sinh nhật vào tháng 7. Tính ra Chiêu Đệ còn lớn hơn anh hai tháng, đúng là một mối tình chị em.

Cái này gọi là gì nhỉ, vô tình xuyên qua, người ta lụm bí kíp còn cô thì lụm được Hồng Hài Nhi?

***

Gạo nếp để gói bánh chưng cần phải ngâm mềm trước. Giang Văn Thanh ngâm toàn bộ 2 cân gạo nếp.

2 cân gạo nếp có thể gói được khoảng 30 chiếc bánh nhỏ. Cô còn ngâm thêm một ít hạt kê vàng.

Nhà đông người, 30 cái nghe có vẻ nhiều nhưng ăn một bữa là hết. 2 cân nếp chắc chắn không đủ, thêm chút hạt kê vàng vào cho đủ.

Sau khi ngâm gạo xong, Giang Văn Thanh gọi Trần Mộc Văn đi cùng cô cắt lá dong.

Lá dong phải đi cắt ở con đường nhỏ giữa đầm nước ở cuối đội, hai bên đường mọc đầy cỏ dại cao quá đầu người.

Đứng giữa đường, người bên trong không thể nhìn thấy người bên ngoài, và ngược lại. Dù có mang theo Trần Mộc Đào, cô cũng không dám đi.

Nhà Trần Tùng Sinh cũng gói bánh chưng, hai người cắt một giỏ lớn, chia cho nhà anh ấy một nửa.

Lá dong tươi mang về không thể dùng ngay, phải ngâm qua nước muối rồi nấu qua.

Giang Văn Thanh cho vào nước nóng một chút kiềm để khi nấu, lá dong không bị vàng.

Sau khi nấu, lá dong sẽ không bị rách khi gói bánh.

Gạo nếp còn phải ngâm thêm, ngày mai là Tết Đoan Ngọ, ngâm qua đêm, sáng hôm sau gói xong thì có thể nấu ăn tươi ngon.

Trần Thúy Xuân nói: “Cuộc sống bây giờ khá hơn rồi, 10 năm trước ai mà nghĩ đến ăn mấy thứ này, no bụng còn chẳng đủ.”

Trần Lương Phong cũng bảo rằng trước đây họ thậm chí không tổ chức lễ hội, đêm Giao Thừa cũng chỉ làm qua loa cho xong.

Mấy năm gần đây con cái lớn khôn, lập gia đình, nhà cửa bớt chật vật hơn, mới nghĩ đến chuyện ăn Tết.

Nhưng dù bây giờ trong thôn, cũng chỉ có vài nhà làm bánh chưng dịp Đoan Ngọ.

Trần Thúy Xuân nói với Giang Văn Thanh: “Mai chúng ta gói vài cái nhỏ, buộc thành một dây, gửi cho chị dâu con và nhà mẹ đẻ của con mỗi nhà một dây, như thế sẽ đẹp mắt.”

Giang Văn Thanh lắc đầu: “Gửi cho chị dâu thì được, đừng gửi về nhà họ Giang. Bà nội con ngày nào cũng lên đội nói xấu con, con không ưa bà ấy.”

Chủ yếu là Giang Văn Thanh biết, gửi bánh về nhà họ Giang không phải chỉ là chuyện một dây bánh, họ sẽ lại tìm đến để tranh cãi một hồi.

Trần Thúy Xuân là người phụ nữ có lối suy nghĩ truyền thống, bà cho rằng nhà mẹ đẻ vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc.

“Bây giờ con thật sự không muốn qua lại với nhà mẹ đẻ nữa sao? Sau này có chuyện gì, không có ai giúp đỡ thì làm thế nào?”

Giang Văn Thanh nói: “Họ giúp được gì cho con chứ, chỉ cần họ không kéo chân con là con đã tạ ơn trời đất rồi.”

Dù sao, cô cũng không chịu gửi về, Trần Thúy Xuân đành bỏ qua, song tối đến lại nói với chồng: “Đừng thấy con dâu thứ hai ngày thường hay cười tươi, nhưng nó cũng bướng bỉnh lắm.”

Trần Lương Phong đáp: “Ngay cả tượng đất còn có tính khí nữa là, nó cũng bị dồn vào đường cùng rồi.”

Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng, Trần Thúy Xuân cùng Giang Văn Thanh ngồi ngoài hành lang gói bánh chưng.

Trương Lan Hương thò đầu qua cửa sổ nói chuyện với hai người: “Chị cũng muốn ra ngoài gói bánh chưng!”

Bây giờ Giang Văn Thanh đã quen với Trương Lan Hương, nên nói chuyện thoải mái hơn nhiều: “Cứ đợi ăn không tốt hơn sao?”

“Không giống nhau, nhìn thấy nhiều lương thực như vậy trong lòng chị mới thấy vui.”

Giang Văn Thanh trêu chị ấy: “Vậy thì ngồi trong nhà ngửi mùi lá dong và gạo nếp, mùi này cũng thơm lắm.”

Trần Thúy Xuân nghe vậy, chê cô vô dụng: “Mẹ thấy số con chắc cũng là số lao lực. Lúc mẹ sinh thằng Võ, mới ở cữ được nửa tháng đã bị bà con bắt đi làm.”

(Tính ra số chị hên đó chị Thanh, vừa xuyên qua đã săn được 1 em Hồng Hài Nhi chất lượng =))). À đâu, bả đâu cần săn, có sẵn luôn =))))

Chương Trước Chương Tiếp

Thành viên bố cáo️🏆️

🔊️Bình luận (0) - 🎫Đề cử (0)