Thập Niên 70: Nhật Ký Mỹ Thực Ở Nông Thôn

Chương 12: Đổi tên

Chương Trước Chương Tiếp

Chuyện này Giang Văn Thanh thật sự chưa nghe qua, không trách được mẹ chồng luôn nhìn cô với ánh mắt lạ lùng.

Tuy nhiên, cô vẫn đưa tiền cho Trần Mộc Văn: “Mẹ có nhận hay không là chuyện của mẹ nhưng chúng ta nhất định phải có hành động đưa trả, anh hiểu không?”

Trần Mộc Văn lờ mờ hiểu, song thấy Giang Văn Thanh trừng mắt thì vội vã giả vờ hiểu.

Anh cất tiền vào túi, vẫn lén lút liếc nhìn vợ.

Anh vừa định nói gì đó, chẳng qua chỉ mới kêu được “Chiêu Đệ” thì Giang Văn Thanh đã ngắt lời.

“Đừng gọi em là Chiêu Đệ nữa, em không thích cái tên này, em muốn đổi tên!”

Trần Mộc Văn thuận theo cô: “Vậy em muốn tên là gì?”

Giang Văn Thanh làm bộ suy nghĩ một lát rồi nói: “Gọi là Giang Văn Thanh đi!”

“Chữ ‘Thanh’ là trong câu ‘Xuất ô nhiễm nhi bất nhiễm, trạc thanh liên nhi bất yêu,’ biểu tượng cho sự trong sạch, thanh khiết, thể hiện rằng em đã rời khỏi vũng bùn lầy của nhà họ Giang.”

Trần Mộc Văn bỗng nhiên đỏ mặt, ấp úng nói: “Thế... chữ ‘Văn’ trong tên em có phải là chữ ‘Văn’ trong tên anh không?”

Giang Văn Thanh thật sự không nghĩ đến điểm này, cô không ngờ Trần Mộc Văn lại suy nghĩ nhiều đến vậy.

Không khí giữa hai người trở nên mờ ám, khiến cả hai đều có chút ngượng ngùng.

Giang Văn Thanh không nói gì, nhưng Trần Mộc Văn lại coi như cô đã ngầm thừa nhận. Trong lúc ấy, anh cũng không kịp nghĩ đến việc tại sao một cô gái chưa từng đi học như Chiêu Đệ lại có thể nói ra được câu thơ “Xuất ô nhiễm nhi bất nhiễm, trạc thanh liên nhi bất yêu.”

Cả hai người đều vô tư, một người không nghĩ đến việc phải giấu, một người thì quên không hỏi.

Khi về đến nhà, Trần Mộc Văn tìm mẹ mình, quả nhiên, Trần Thúy Xuân không nhận lại số tiền này.

Bà rất vui khi thấy Chiêu Đệ chủ động đòi lại tiền từ nhà họ Giang, nhưng ngay sau đó bà lại đau lòng khi nghĩ đến số tiền 30 đồng mà bà đã phải bù thêm cho sính lễ của chị dâu cả.

“Cho thì cũng đã cho rồi, các con cứ giữ tiền này mà dùng đi, mau đem đi khuất mắt mẹ đừng để ,mẹ nhìn thấy nó nữa…”

Trần Mộc Văn chẳng quan tâm đến sự khó chịu của mẹ, anh cười rất rạng rỡ.

Khi đi ra, anh còn không quên nói với cha mẹ: “Sau này đừng gọi vợ con là Chiêu Đệ nữa, cô ấy đã đổi tên thành Giang Văn Thanh rồi.”

“‘Thanh’ nghĩa là rời khỏi vũng bùn của nhà họ Giang, còn ‘Văn’ là của con!”

Nói xong, anh nhe răng cười, rồi vui vẻ bước đi.

Trần Thúy Xuân không thể chịu nổi khi thấy vẻ mặt lâng lâng của Trần Mộc Văn, bèn quay sang chồng mà phàn nàn về con trai: “Xem ra lại sợ vợ rồi!”

Trần Lương Phong nằm nghiêng trên giường, rít một hơi thuốc: “Hai đứa nó tình cảm tốt không phải là chuyện vui sao? Bà không cần lo lắng nhiều nữa chứ.”

“Giờ thì tôi không lo con dâu hai thiên vị nhà mẹ đẻ nữa, chỉ sợ mai này bà già nhà họ Giang đi khắp nơi rêu rao bậy bạ.”

Nói xong bà chuẩn bị nằm xuống nghỉ ngơi, Trần Lương Phong bảo bà nghĩ nhiều quá: “Lúc nào bà cũng không hài lòng, kệ bà ta làm gì thì làm, bao năm nay nhà mình bị chửi cũng không ít, ngủ thôi!”

Ông nhắc đến chuyện cả nhà bị đuổi ra khỏi nhà trong đợt đói kém trước đây.

Trần Thúy Xuân biết chồng miệng thì bảo không qua lại, song trong lòng vẫn còn vướng mắc. Bản thân bà cũng có nhiều ấm ức.

Hồi đó, nhà họ Trần chưa chia gia sản, 4 anh em và cả gia đình lớn phải nuôi hàng chục miệng ăn.

Ông cụ Trần quyết định chia nhà, Trần Lương Phong là con thứ ba, đương nhiên bị chia ra ngoài, nhưng ông không ngờ cha mẹ lại tuyệt tình như vậy.

Anh cả được nhận phần lớn gia sản để lo cho cha mẹ già, anh hai thì biết cách nói chuyện nên được mẹ chia cho căn nhà bên cạnh. Còn chú tư là con út, được cha mẹ ưu ái chia cho nhiều lương thực.

Chỉ riêng nhà họ Trần Lương Phong chẳng nhận được gì, chỉ có một túi cám đủ cho cả nhà ăn hai ngày và căn nhà tranh ở đầu thôn.

Cuối cùng, cám và vỏ cây cũng ăn hết, Trần Lương Phong dẫn vợ con đến quỳ trước nhà ông bác để xin một bao lương thực, cầm cự đến khi nhà nước phát cứu trợ.

Những ngày đói khát đã qua, nhưng vết thương do đói để lại vẫn còn.

Từ đó, Trần Lương Phong không còn là “chú ba” nữa, mà chỉ là Trần Lương Phong.

Trước đây ông không về thăm cha mẹ, dân thôn nói rằng do cha mẹ ông độc ác. Nhưng khi ông 10 năm không bước chân về nhà, không qua lại với anh em, dân thôn lại bảo ông là đứa con bất hiếu, lòng dạ sắt đá.

Chương Trước Chương Tiếp

Thành viên bố cáo️🏆️

🔊️Bình luận (0) - 🎫Đề cử (0)