Phần thứ ba là truyện ngắn văn học hiện thực, phần này chẳng có giá trị thực tế gì.
Giành thế chủ động, hiệu trưởng Hà suy nghĩ vài ngày rồi bảo thư ký đích thân đi một chuyến đến xưởng in của trường, bảo họ in thêm năm trăm quyển tập san trường học của công đoàn gửi đến từng bộ phận, triển khai hoạt động siêng năng và tiết kiệm trong toàn trường.
Trên thực tế, cho dù là không triển khai hoạt động siêng năng và tiết kiệm thì cuộc sống đại bộ phận giảng viên, nhân viên và học sinh cũng đều rất mộc mạc. Vật tư cung ứng không đủ cũng là một nguyên nhân, tất nhiên nguyên nhân quan trọng nhất còn là vì số tiền trong tay vô cùng hạn hẹp.
Các nhân viên thì cứ lấy chú thím họ của Triệu Trân Trân làm ví dụ. Chu Thục Bình là nhân viên trong nhà ăn của trường, lương một tháng ba mươi chín tệ. Triệu Thanh Sơn cũng là phận công nhân, lương một tháng năm mươi sáu tệ. Cho dù chức vụ của họ đều có thể kiếm chác, thêm phúc lợi cuối năm ngoái, thì thu nhập một tháng tính đâu ra đấy cũng là một trăm hai mươi tệ. Trừ đi các khoản chi tiêu cần thiết trong nhà và nuôi ba đứa con, một sinh viên đại học và hai học sinh cấp hai, đến cuối năm thu chi cũng sẽ duy trì bình ổn. Nếu không phải lúc các con còn nhỏ tiết kiệm được một số tiền thì hiện tại cũng không đủ sống. Nhưng cho dù là vậy, Chu Thục Bình và Triệu Thanh Sơn ngoài việc chi tiền cho việc ăn uống thì quần áo của hai người đều là đồ đã mặc năm sáu năm. Đến bây giờ, thỉnh thoảng Chu Thục Bình vẫn mặc quần vá đi làm.
May mà Triệu Linh Ngọc sau khi tốt nghiệp được phân công vào nhà máy dược, vì là sinh viên nên tiền lương hằng tháng năm đầu tiên đã hơn năm mươi tệ, điều này đã giảm bớt rất nhiều gánh nặng cho gia đình.
Nạp thêm điểm qua Paypal 👉 Click vào đây
Nạp thêm điểm qua Thẻ cào 👉 Click vào đây