Tân An Quỷ Sự

Chương 517: Chuyện xưa

Chương Trước Chương Tiếp

Sau một hồi thi lễ quân thần và hàn huyên ân cần, Triệu Khang lập tức đi thẳng vào chủ đề chính, kể lại tất cả những gì mình vừa chứng kiến và nghe thấyCuối cùng, hắn ta cúi đầu nói với Triệu Lãng: “Hoàng huynh, thần đệ và các cung nữ của hoàng tẩu đều đã chứng kiến chuyện này, tuyệt đối không nói bừa. Xin hoàng huynh minh xét!”

Nghe vậy, Triệu Lãng lộ vẻ khó xử, bèn hỏi Triệu Trạch Bình đang đứng bên cạnh: “Về chuyện yêu quái đang quấy nhiễu làm càn, Thừa tướng có ý kiến gì không?”

Triệu Trạch Bình khẽ vuốt chòm râu dài, cúi đầu suy nghĩ cẩn thận một hồi mới ngẩng đầu lên: “Bệ hạ! Tấn Vương! Thần thường nghe người ta nói rằng nhà ở càng lâu thì âm khí càng nặng. Mặc dù hoàng cung này trông rất mới nhưng dù gì thì nó cũng được xây dựng lại ở vị trí ban đầu. Thần tự hỏi liệu có đồ vật chứa âm khí nào được lưu giữ trong cung từ xưa tới nay hay không, vậy cho nên…”

Triệu Trạch Bình chưa kịp nói xong đã bị Triệu Khang cắt ngang: “Thừa tướng, nếu nhắc tới trước đây thì chính là triều đại hậu Tấn. Lẽ nào Thạch Trọng Quý kia đã lưu lại mầm mống tai họa sao?”

Triệu Trạch Bình khẽ lắc đầu: “Sau khi một trọng thần của hậu Tấn là Đỗ Trọng Uy quy hàng quân Khiết Đan, Thạch Trọng Quý cũng buộc phải đầu hàng. Cả gia đình người này bị bắt giữ và đưa tới Khiết Đan, vài năm trước mới chết ở Đại Liêu. Vì vậy ta nghĩ chuyện này không liên quan tới Thạch Trọng Quý”

Triệu Khang cau mày: “Vậy thì là ai? Dù sao thì cái chết của vài cung nữ và thái giám cũng sẽ khiến kinh thành dậy sóng. Trong tất cả các triều đại trước đây thì còn người nào sống sót không?”

Triệu Trạch Bình chớp mắt: “Tấn Vương điện hạ! Nếu không phải là triều đại liền trước thì ngài hãy nghĩ thử xem triều đại trước đó nữa đi! Trước thời hậu Tấn còn có người nào từng sống ở đây không?”

Triệu Khang bị ông ta nhắc nhở thì lập tức phản ứng lại và tự lẩm bẩm: “Trước nhà hậu Tấn là nhà hậu Đường, nhưng hoàng đế của nhà hậu Đường là Lý Tồn Húc vốn đóng đô ở Lạc Kinh chứ chưa từng xây dựng một cung điện nào ở đây. Nếu tiếp tục đếm ngược thời đại trước đó nữa thì chính là hậu Lương. Cung điện này được xây dựng vào thời điểm đó” Nói xong, hắn ta nhìn Triệu Trạch Bình chăm chú: “Ý của Thừa tướng là tất cả những chuyện kỳ lạ đang xảy ra trong hoàng cung đều liên quan đến nhà hậu Lương sao?”

Triệu Trạch Bình khẽ cười: “Hoàng thượng! Tấn Vương! Thần vốn xuất thân ở phố chợ nên đã quen với cuộc sống tự do không bó buộc. Mỗi khi rảnh rỗi, thần lại thích mặc thường phục và đi dạo giữa phố xá cho nên mới biết được một số chuyện mà hai vị chưa biết đến!”

Triệu Lãng biết ông ta đã đoán ra chân tướng sự việc nên đã cùng hai người họ trở về điện Văn Đức, ra lệnh cho người hầu trong cung chuẩn bị trà nước tươm tất, sau đó yêu cầu Triệu Trạch Bình giải thích cặn kẽ toàn bộ câu chuyện.

“Lương thái tổ Chu Ôn là hoàng đế đầu tiên của nhà Lương. Vào năm Càn Phù thứ hai, ông ta gia nhập vào một nghĩa quân do Vương Tiên Chi và Hoàng Sào lãnh đạo, liên tiếp chiếm được Lạc Dương và Trường An. Chỉ trong vòng hai năm, ông ta quy thuận quân đội nhà Đường và liên hợp với Lý Khắc Dụng để trấn áp quân phản loạn. Vì có công dẹp loạn nên Chu Ôn đã được Đường Hi Tông ban thưởng cho cái tên ‘Toàn Trung’, nhậm chức phó sứ đội quân trung ương của Hà Nam. Một năm sau đó, ông ta đi sứ ở Biện Châu và giữ chức tiết độ sứ của quân Tuyên Vũ, sau đó tiện đà lại được tiến phong làm Lương Vương”

“Ông ta lấy Biện Lương là trung tâm và cật lực bành trướng thế lực của mình, dần dần hình thành nên một thế lực ly khai lớn nhất vào cuối thời nhà Đường. Vào năm Thiên Phục đầu tiên, Chu Ôn đã dẫn một đội quân tiến vào Quan Trung và sử dụng vũ lực để uy hiếp Đường Chiêu Tông giao nộp Lạc Dương, không lâu sau lại giết chết Chiêu Tông. Sau đó, Chu Ôn lập con trai của Chiêu Tông là Lý Chúc lên làm hoàng đế, tức là Đường Ai Đế”

“Vào năm Thiên Hựu thứ tư, ông ta chiếm lấy ngôi vị hoàng đế bằng cách ép Đường Ai Đế nhường ngôi, xưng đế đại Đường, lập nên nước Lương, đổi niên hiệu là Khai Bình, sử gọi là ‘Hậu Lương’”

“Chu Ôn là một người háo sắc. Sau khi vợ cả chết vì bệnh tật, bản tính phóng đãng và hoang dâm của ông ta dần dần lộ rõ. Tương truyền rằng, ông ta thường gọi các con dâu của chính mình vào cung để thông dâm với họ. Mà những người con của Chu Ôn không những không ngăn cản hành vi loạn luân của ông ta mà ngược lại còn dùng chính thê tử của mình để tranh sủng, giành giật sự sủng ái của vua cha hòng tranh đoạt ngôi báu. Trong đó Vương thị – thê tử của con nuôi ông ta, Chu Hữu Văn – là người có diện mạo xinh đẹp nhất. Chu Ôn cực kỳ sủng ái nàng ta, do đó đã dự định lập Chu Hữu Văn làm thái tử”

“Nhưng chính vì chuyện này mà ông ta đã tự mang họa sát thân tới cho mình”

“Vào năm Càn Hóa thứ hai, Chu Ôn bị con trai ruột của mình là Chu Hữu Khuê sát hại vì vấn đề kế vị. Để che giấu tai mắt của mọi người, Chu Hữu Khuê đã tạm thời chôn xác Chu Ôn trong tẩm điện, đồng thời còn giết chết Chu Hữu Văn – người kế vị do Chu Ôn chỉ định. Sau đó, hắn ta giả vờ phát hiện thi thể của Chu Ôn và công bố tin tức ông ta băng hà, đồng thời tuyên bố mình sẽ kế vị trước quan tài của Chu Ôn. Tháng mười một cùng năm, Chu Ôn được an táng tại Tuyên Lăng”

Vừa dứt lời, Triệu Trạch Bình nhìn về phía Triệu Lãng và nói: “Hoàng thượng! Cái chết của Chu Ôn rõ ràng có liên quan tới bản thân ông ta, bị chính con trai của mình giết hại rồi giấu xác trong tẩm điện cũng quá thảm thương rồi. Từ đó thấy được lòng người thật sự rất khó lường, đôi khi người thân cận với mình nhất lại chính là kẻ mà ta phải dè chừng để bảo toàn tính mạng”

Rõ ràng lời này đang nói với Triệu Lãng, nhưng khi Triệu Khang nghe thấy thì sau lưng lại đột nhiên rùng mình và mồ hôi lạnh lập tức rịn ra.

Cũng may là Triệu Lãng không tiếp tục chủ đề này nữa. Hắn tỏ vẻ khó hiểu và hỏi Triệu Trạch Bình: “Trạch Bình! Có một chuyện trẫm vẫn chưa nghĩ ra. Chu Ôn đã chết nhiều ngày như vậy, lẽ nào Chu Hữu Văn và những người khác không phát hiện ra sao?”

Triệu Trạch Bình khẽ mỉm cười: “Hoàng thượng chớ sốt ruột! Bây giờ mới là trọng điểm của câu chuyện này!”

Sau khi Chu Hữu Khuê giết hại Chu Ôn, hắn ta đã dùng chăn bông bọc lấy thi thể rồi giấu trong phòng ngủ, sau đó giữ bí mật này trong năm ngày. Lúc đó đang là mùa hè nên thời tiết rất nóng bức, hơn nữa Chu Ôn chết vì bị kiếm đâm, ruột và nội tạng đều bị chảy ra ngoài nên cái xác nhanh chóng bốc mùi hôi thối. Do đó, Chu Hữu Khuê đã sai người đào một cái hố dưới gầm giường rồng và đặt xác của Chu Ôn vào bên trong để niêm phong lại.

Nhưng dù thi thể đã được che giấu kỹ lưỡng thì chuyện thượng triều vẫn không thể giải quyết được. Tuy Chu Ôn ham mê nhục dục nhưng vẫn rất quan tâm đến quốc sự, mỗi ngày ông ta đều thượng triều để nghe bẩm báo và quyết định mọi chuyện, chưa từng trì hoãn ngày nào.

Vì vậy, Chu Hữu Khuê và đồng lõa của hắn ta đã tìm một trung quan có dáng dấp tương tự Chu Ôn để thay mặt ông ta thượng triều, trốn sau bức màn và lấy cái cớ là đang mắc bệnh ho nên không thể lên tiếng được hòng kéo dài thời gian để đối phó với Chu Hữu Văn.

Mấy ngày đầu, trung quan kia xử lý rất tốt. Dù sao thì công việc đó cũng chẳng khó khăn gì, chỉ cần ông ta ngồi yên trên ngai vàng mà không cần suy nghĩ hay nói năng gì, thậm chí thỉnh thoảng còn có thể chợp mắt mà chẳng bị ai phát hiện.

Nhưng đến ngày thứ năm thì đã có chuyện bất thường xảy ra.

Đó là một ngày giông bão như hôm nay, những hạt mưa lớn bằng đồng xu rơi trúng mái hiên, cả chính điện bị âm thanh “thùng thùng” làm chấn động. Nhóm triều thần bị âm thanh ầm ĩ này làm phiền và không thể nghe thấy gì cả.

Tuy nhiên, tên trung quan lại là một người vững dạ. Trong hoàn cảnh như thế, ông ta vẫn có thể dựa vào ngai vàng và ngủ say sưa tới mức chảy nước dãi, suýt chút nữa còn phát ra tiếng ngáy khò khò.

“Ầm ầm!”

Cuối cùng, một tiếng sấm lớn nổ vang rền ngay phía trên cũng đánh thức người đang nằm mơ. Ông ta ngồi thẳng dậy và dụi đôi mắt còn đang ngái ngủ, định nghe thử xem các vị đại thần đang nói gì thì đột nhiên phát hiện trên đỉnh đầu mình có một thứ màu trắng đang lắc lư. Nó vừa đong đưa qua lại vừa cười “hì hì” với ông ta.

Chương Trước Chương Tiếp

Thành viên bố cáo️🏆️

🔊️Bình luận (0) - 🎫Đề cử (0)