Sách thời Đường rất quý, vì công nghệ in ấn lúc đó chưa phát triển, in mỗi trang sách là cần một bản khắc gỗ, đủ hình dung một cuốn sách cần dùng cả căn nhà chứa bản in rồi, nên đa phần là bản chép tay. Hơn nữa nguồn sách cũng rất hiếm, nhà nào có sách hay chẳng coi như chí bảo, chỉ truyền cho con cháu trong nhà, không chia sẻ với người ngoài.
Nhưng nói ra thì Tả Thiếu Dương chẳng hứng thú với điển tịch y học chính quy thời sơ Đường, nếu không phải y đã thuộc làu thì cũng quá nhiều kiến thức sai, thiếu, nếu không phải sách thất truyền thì y không hứng thú. So ra những cuốn sách của người vô danh đi bốn phương ghi lại kinh nghiệm cá nhân lại thu hút Tả Thiếu Dương hơn. Y đi khắp Trường An mới may mắn được 4 quyền, tốn mất hơn một quan tiền mua được, thời gian qua đọc say sưa, Kiều Xảo Nhi không biết, hiểu lầm rằng y không có sách để đọc.
Chân Dao cầm cuốn sách Kiều Xảo Nhi đưa cho, thấy sách không tên tác giả, nội dung không trau truốt, rõ ràng không phải lúc tĩnh tâm viết ra, mà đôi khi nổi hứng trên đường ghi chép lại, có tranh vẽ ghi chú, chữ viết chẳng ra hàng lối gì. Biết Tả Thiếu Dương chữa chân cho Kiều Xảo Nhi mà tằng thúc tổ mình không chữa được, tài hoa không phải bàn cãi, nếu được danh sư chỉ điểm có khi thành tựu cao hơn, nữ nhân lại đa cảm, nói:” Nhà ta rất nhiều sách, nhưng nghiên cấm người ngoài mượn đọc, tối đa ta chỉ trộm được vài cuốn cho công tử xem thôi, nếu bị phát hiện thì ta thảm mất.”
“ Chân cô nương, thực sự không cần, đừng nghe Xảo Nhi nói, ta đọc mấy cuốn này tốt rồi.” Tả Thiếu Dương nhận lại cuốn sách, vuốt phẳng góc đặt lên bàn, y rất giữ gìn sách vở ... trừ những cuốn đã bị y xé đi chùi đít:
Chân Dao nghe thế càng thấy tội nghiệp y, đến cuốn tạp học vô danh cũng cẩn thận giữ gìn như thế, quyết tâm nói:” Vậy để ta lấy sách trân tàng của tằng tổ phụ cho công tử xem, có điều công tử phải xem nhanh, để lâu dễ bị phát hiện.”
Nạp thêm điểm qua Paypal 👉 Click vào đây
Nạp thêm điểm qua Thẻ cào 👉 Click vào đây