Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 105: Bào chế độc dược. (2)

Chương Trước Chương Tiếp

Lão béo này thật khó chịu, mồm thối lại thích xen vào lung tung, Tả Thiếu Dương chỉ muốn đi tới cởi tất đút vào mồm cho lão ta ngậm miệng lại, nói tới bào chế thuốc. Y được đào tạo bài bản hệ thống, tốt nghiệp xong lại còn thường xuyên trực tiếp bào chế thuốc ở phòng thuốc ở Bệnh viện Trung y, các loại phương pháp bào chế thuốc y còn lạ quái gì.

Đặc biệt là phương pháp bào chế dược liệu có độc như ô đầu, thiên nam tinh thì càng phải chú ý. Các phương phép bào chế ghi chép qua trên y thư các thời đều được y nghiên cứu rồi.

Các cây ô đầu nói chung đều rất độc (thuốc độc bảng A). Nhiều dân tộc các nước xưa và nay dùng Ô đầu tẩm độc săn bắn súc vật (kể cả voi). Độc là do chất aconitin của nó, uống 1 mg đến 1,5 mg có thể chết người. Trong củ ô đầu rửa sạch phơi khô, người ta quy định phải có 0,5% alcaloid toàn phần phụ thuộc vào loại cây, từng địa phương thu hái, thời gian thu hái, cách chế biến và bảo quản .

Đặc tính của aconitin là rất dễ thủy phân trong dung dịch nước hay cồn ở nhiệt độ thường và với thời gian bảo quản . Với sức nóng (như vùi trong tro nóng), nó càng dễ thuỷ phân để cho chất benzoylaconin (400 - 500 lần kém độc) rồi aconin (1.000 - 2.000 lần kém độc hơn). Do đó, ta có thể giải thích tại sao nhân dân các vùng có cây Ô đầu (Tứ Xuyên - Trung Quốc) dùng củ tươi nấu cháo ăn để trị phong thấp như cơm bữa mà không bị ngộ độc.

Trước thời Đường bào chế ô đầu, thảo ô, phụ tử chủ yếu là dùng lửa, tức là lấy bột hoặc là bùn bọc vào dược liệu, đặt bên bếp hoặc vùi vào tro để nướng, đến khi lớp bọc bên ngoài nứt ra. Cũng có thể đem dược liệu bọc lại rồi nướng trên lửa.


Nạp thêm điểm qua Paypal 👉 Click vào đây

Nạp thêm điểm qua Thẻ cào 👉 Click vào đây

Chương Trước Chương Tiếp

Combo 100 lượt đọc giảm 20%👉
Combo Full lượt đọc giảm 32%👉

Thành viên bố cáo️🏆️

🔊️Bình luận (0) - 🎫Đề cử (0)