Di Hòa quận chúa cười lạnh: “Đúng vậy. Đến xin lỗi mà cũng không chịu hạ mình, lại còn mượn danh ngoại tổ mẫu của con. Nếu không ngại cữu cữu con khó xử thì ta cũng chẳng thèm những thứ này.”
Trần Kiểu lại không để tâm, nói: “Bao năm nay ngoại tổ mẫu chưa làm thọ yến, lần này náo nhiệt một chút cũng tốt mà.”
Kết quả điều tra của lão hầu cuối cùng cũng đã rõ ràng: ngoài những người từ phủ Đại trưởng công chúa, còn có vài người trong Trần gia bị kẻ xấu xúi giục, toan tính lợi dụng danh nghĩa của Hầu phủ để mở “kinh trái”.
Kinh trái thực chất là cho vay nặng lãi, nhưng đối tượng vay chủ yếu là các quan chức cấp thấp không mấy giàu có trong thành Trường An. Những tiểu quan này có quyền lực nhưng không đủ lớn đến mức dám quỵt nợ. Lãi cứ chồng lãi khiến các quan chức này phải tìm mọi cách để trả nợ, ví dụ như nhắm mắt làm ngơ, tạo điều kiện thuận lợi cho “nơi nào đó” to gan lớn mật thực hiện hành vi tham nhũng...
Những chuyện như vậy ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho đất nước, nhưng triều đình lại khó ngăn cấm vì các khoản kinh trái này sinh lời nhanh và lợi nhuận lại cao. Không ít vương công quý tộc trong thành Trường An cũng tham gia loại hình này, phần lớn là những quý tộc quyền thế thích hà hiếp người khác.
Nạp thêm điểm qua Paypal 👉 Click vào đây
Nạp thêm điểm qua Thẻ cào 👉 Click vào đây