Lữ Bá Dung thật ra không làm gì quá khác biệt, chỉ là mỗi khi các quan lại dưới quyền Lữ Bố lập công, ông đều thưởng phạt phân minh và để Lữ Bố đích thân khen thưởng. Chưa đầy một năm, những sự kiện này truyền đến Giang Nam, ngày càng nhiều văn sĩ thất chí vượt sông sang, gia nhập dưới trướng Lữ Bố, trong đó không ít người được Lữ Bá Dung đánh giá cao, phần nào giải quyết khó khăn về nhân lực cho Lữ Bố.
“Chiêu nghìn vàng mua xương ngựa quan trọng là để lại xương ngựa ở đâu và sử dụng nghìn vàng ra sao,” Lữ Bá Dung đưa cho Lữ Bố danh sách các nhân sĩ mới gia nhập, vừa cười nói: “Cùng là một trăm lượng, nếu con cho một nhà giàu và một kẻ ăn mày bên đường, ai sẽ thấy biết ơn con hơn? Người giàu sẽ coi thường, còn kẻ ăn mày sẽ cống hiến tất cả để đền ơn. Nhưng nhớ là cần phải có chừng mực, nếu con quá nhún nhường, thậm chí quỳ xuống trao tiền, kẻ ăn mày cũng sẽ khinh bỉ con. Ân phải có, uy cũng phải có.”
Lữ Bố gật đầu, mọi chuyện trải qua rồi nhìn lại thì thấy rất rõ, nhưng nếu nói trước, cho dù hiểu, anh cũng khó mà lĩnh hội sâu sắc.
Thế cục Thương Tây dần ổn định dưới sự chỉ dẫn của Lữ Bá Dung. Lữ Bố cũng nghe lời cha, kết hôn, sinh con, tuy không chọn được gia tộc danh tiếng, nhưng vẫn là gia đình danh giá vùng Đường Châu. Vợ của anh là người đức hạnh, Lữ Bố tuy không hứng thú nhưng rồi cũng chấp nhận. Hôn nhân hòa thuận, một năm sau, anh có một trai một gái. Đúng như lời Lữ Bá Dung nói, địa vị của Lữ Bố ngày càng ổn định.
Hai năm sau, Thương Tây tuy chưa giàu có, nhưng dân chúng có cuộc sống no đủ, ảnh hưởng của triều đình Đại Khổ tại đây gần như bị xóa bỏ hoàn toàn. Lữ Bố thường xuyên dẫn quân vượt biên cướp phá, quân Hồ dù bất khả chiến bại ở Đông Nam, khi đối mặt với Lữ Bố thì lại thua liên tiếp.
Nạp thêm kẹo qua Paypal 👉 Click vào đây
Nạp thêm kẹo qua Thẻ cào 👉 Click vào đây