Tỉnh dậy sau một giấc ngủ, Hà Hi bỗng xuyên không về năm 1980, trở thành một cô gái bất hạnh tên là Hà Tình Tình.
Cha cô là Hà Quốc Cường, sau khi tốt nghiệp đại học đã cặp kè với con gái của giám đốc nhà máy rồi ly hôn bỏ đi. Sau khi mẹ mất, Hà Tình Tình bị gửi đến nhà cha, phải làm người giúp việc suốt hai năm trời, thậm chí còn bị ép gả cho một người đàn ông tàn tật.
Trên đường trốn về quê, Hà Tình Tình ngất xỉu bên vệ đường. Và người tỉnh dậy trong thân xác ấy lại là Hà Hi, một linh hồn đến từ thế kỷ 21.
Là một tiến sĩ kỹ thuật công nghiệp sở hữu trí nhớ cameras, Hà Hi nhìn mảnh đất này với đôi mắt sáng rực: Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, mọi thứ còn hoang sơ chờ được dựng xây. Trên thế giới, ngành công nghiệp động cơ đốt vẫn đang trong giai đoạn phát triển vàng son. Nếu có thể bắt kịp ngay lúc này, thì bốn mươi năm sau, cớ gì phải sợ sự kìm hãm công nghệ từ nước ngoài?
Hà Hi thầm nghĩ: Cô phải làm nên chuyện lớn, phải vượt khỏi châu Á, phải vươn ra thế giới.
Nhưng hiện thực lại vô cùng phũ phàng. Nhìn ngôi làng Tiểu Lý thiếu nước thiếu điện, tài sản khởi nghiệp duy nhất của cô chỉ là một chiếc máy cày đã phế liệu hơn mười năm.
Hà Hi: ...
Nghe tin Hà Tình Tình của làng Tiểu Lý dùng chiếc máy cày phế liệu để chế tạo máy bơm nước, mấy làng bên cạnh đều cười đến rụng răng. Đồ bỏ đi đó mà dùng được sao?
Kết quả là vài ngày sau, khi hạn hán trở nên nghiêm trọng, từng làng một lại lũ lượt kéo đến xếp hàng trước cửa nhà Hà Hi.
Cô gái này sao mà giỏi thế, đồ phế thải cũng sửa được à?
Có cái nghề này trong tay, sau này con bé không lo chết đói rồi.
Nhưng rõ ràng tài nghệ của Hà Hi không chỉ dừng lại ở đó. Mọi người trơ mắt nhìn cô xây dựng xưởng sửa chữa, mua dây chuyền sản xuất, đấu thầu dự án quốc gia, từng bước một đứng trên đỉnh cao của ngành!